Chảy máu là một biến chứng hay gặp nhất sau khi nhổ răng. Chảy máu có thể xảy ra ngay sau khi nhổ răng hoặc xảy ra vài giờ hoặc vài ngày sau khi nhổ. Vậy nguyên nhân chảy máu sau khi nhổ răng do đâu? niềng 2 răng cửa giá bao nhiêu?


Nguyên nhân chảy máu sau khi nhổ răng
Tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng

Nguyên nhân chảy máu sau khi nhổ răng 

Thông thường, sau khi răng được lấy ra khỏi xương ổ răng sẽ gây chảy máu. Điều này là hoàn toàn tự nhiên vì tại vị trí nhổ răng, nướu, niêm mạc và các mạch máu nhỏ bị tổn thương khiến máu chảy ra. Hoặc máu có thể chảy ra từ màng xương hoặc mạch máu lớn bị đứt cũng dẫn tới tình trạng nhổ răng bị chảy máu. 

Sau khi nhổ răng, hầu hết các trường hợp đều cầm máu tốt, tình trạng chảy máu sẽ chấm dứt, vết nhổ ổn định và dần lành thương sau vài ngày. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp nhổ răng bị chảy máu nhiều, thậm chí chảy máu ồ ạt không thể cầm máu được. 

Tin xem nhiều: răng sứ titan sử dụng được bao lâu

Nguyên nhân có thể do bệnh nhân không thực hiện cầm máu theo đúng chỉ dẫn từ bác sỹ, không cắn chặt bông gòn để cầm máu, hoặc mút chíp, súc miệng nước muối, uống nước lạnh khiến khó cầm máu. Hoặc có thể do nguyên nhân từ kỹ thuật nhổ răng không tốt, dẫn tới tình trạng nhổ sót chân răng, mảnh xương ổ gãy… 


Cách xử lý chảy máu sau khi nhổ răng 

Chảy máu sau khi nhổ răng trong 1 vài giờ đầu tiền là tình trạng bình thường nên bạn không phải quá lo lắng. Chỉ cần bạn thực hiện cắn gạc cầm máu liên tục trong ít nhất 30 phút đầu tiên sau khi nhổ răng theo đúng chỉ dẫn từ bác sỹ. Khi đó, máu sẽ dần đông lại, chảy máu ít dần và hết. 

Tuy nhiên, nếu tình trạng chảy máu nhiều, thậm chí chảy máu ồ ạt sau khi nhổ răng mà cầm máu không hiệu quả. Khi đó, bạn nên tới ngay cơ sở nha khoa để được bác sỹ kiểm tra và thực hiện xử lý cầm máu cho bạn. 

Nếu chảy máu nhiều do rách mô mềm hoặc vỡ xương ổ răng, khi đó cần vệ sinh thật sạch và tiến hành khâu vết thương rồi cắn gạc cầm máu. 

Nếu nhổ răng bị chảy máu hoài không hết, kèm theo những triệu trứng khác như đau nhức nhiều, có thể do nhổ sót chân răng hoặc tổ viêm. Lúc này, bác sỹ sẽ tiến hành nạo sạch ổ răng để gắp bỏ hết tổ viên hoặc chóp răng còn sót. Sau đó, khâu lại vết nhổ và cắn gạc cầm máu trong 30 phút để chờ máu đông lại. 

Nếu do đứt mạch máu lớn sẽ khiến chảy máu sau khi nhổ răng không ngừng. Khi đó bác sỹ sẽ phải thực hiện tiểu phẫu để nối, thắt lại mạch máu cho bạn. Trong trường hợp chảy máu nhiều, không thể cầm máu, lúc này phải tiến hành xét nghiệm để kiểm tra và thực hiện truyền máu nếu cần thiết. 


Những điều không nên làm sau khi nhổ răng 

Súc miệng sớm: Súc miệng quá sớm có thể ảnh hưởng đến quá trình đông và cầm máu. Tốt nhất, hãy đợi khi máu ngừng chảy mới nên bắt đầu súc miệng. 

Mút, chép miệng, nhai kẹo cao su... Những việc này sẽ không những ảnh hưởng đến quá trình cầm máu mà còn có thể tạo điều kiện cho vi trùng từ ngoài không khí theo vào vùng nướu rỗng nhiều hơn, dẫn đến nhiễm trùng. 

Chườm nóng, ăn đồ nóng: Cho dù bạn cảm thấy rất khó chịu và muốn làm dịu cảm giác đó ở vùng răng vừa nhổ, hãy nhớ là nên chườm lạnh chứ không nên chườm nóng. 

Chườm nóng có thể khiến cho các mao mạch nở ra và máu chảy nhiều hơn. Tương tự như vậy, ăn thức ăn nóng cũng có thể làm chậm thời gian đông và cầm máu. 

Ăn đồ cứng: Như bạn đã biết, sau khi nhổ răng, cả hàm răng bị yếu đi theo và cần thời gian để hồi phục lại. Nếu ăn đồ cứng, răng sẽ phải nhai nhiều nên dễ bị tổn thương. 

Làm việc nặng: Để hạn chế tình trạng chảy máu sau khi nhổ răng, cũng giống như nhiều ca tiểu phẫu khác, nhổ răng cũng làm cho bạn mất đi một lượng máu nhất định, do vậy, sau đó cần được nghỉ ngơi.

Bài viết được trích nguồn tại: https://nhakhoaantoanuytin.blogspot.com
Thông tin liên hệ:
Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.BìnhThạnh - (+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2 : 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 - (+84 8) 6682 0246
Hotline: 08 3803 0578 

TG: VT
 
Top