Khi nào phải lấy tủy răng và địa chỉ cấy ghép implant ở hồ chí minh là thắc mắc của rất nhiều người đã gửi về cho chúng tôi trong tuần vừa qua. Lấy tủy răng là kỹ thuật nha khoa khoa được bác sĩ chỉ định trong trường hợp tủy răng bị viêm nhiễm hay đã chết. Bài viết hôm nay, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu khi nào nên lấy tủy răng.

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn khi nào phải lấy tủy răng 1
Viêm tủy răng gây đau đớn

Bác sĩ chuyên khoa tư vấn khi nào phải lấy tủy răng


Tùy vào những trường hợp khác nhau cũng như mức độ tiến triển của quá trình chết tủy mà có những biểu hiện khác nhau.

Tủy răng bị viêm nhiễm hay bị chết sẽ khiến bạn đau nhức, những cơn đau thoáng qua, thường thì ban đêm bạn sẽ thấy đau hơn, có thể kéo theo những cơn sốt, ê buốt từ bên trong. Giai đoạn này là biểu hiện đầu tiên của răng chết tủy mà bạn cần phải tiến hành điều trị lấy tủy.

Bạn xuất hiện những cơn đau dữ dội, khi ăn uống bạn cảm giác đau nhức tận trong cùng, đau lan ra những răng bên cạnh. Đây là biểu hiện của viêm tủy răng răng cấp và bạn cần phải đến ngay bác sĩ để lấy tủy để không làm ảnh hưởng đến những chiếc răng bên cạnh và chấm dứt những cơn đau.

Viêm tủy mạn tính là một trong những biểu hiện của răng chết tủy, bạn sẽ cảm nhận được những cơn đau âm ỉ, đau liên tục.

Tủy răng viêm không được điều trị sẽ dẫn đến hoại tử. Khi đã hoại tử thì thường bệnh nhân sẽ không thấy đau và đây là biểu hiện nghiêm trọng nhất và có thể bạn phải nhổ bỏ răng.

Đó là những trường hợp tủy răng cần được lấy và cũng là những thông tin trả lời câu hỏi khi nào phải lấy tủy răng của các bạn.

Lấy tủy được tiến hành như thế nào? 


Bác sĩ chuyên khoa tư vấn khi nào phải lấy tủy răng 2
Lấy tủy răng bảo vệ sức khỏe răng miệng
Điều trị tủy răng bao gồm nhiều giai đoạn, tùy vào giai đoạn mà nha sĩ sẽ có cách điều trị, do đó, cần có lịch hẹn thường xuyên. Các bước cơ bản để điều trị tủy răng.

Trước tiên, mở tủy từ mặt sau của răng hoặc mặt nhai của các răng cối.

Thực hiện hút tủy. Sau khi lấy sạch tủy sẽ tiến hành làm sạch ống tủy và buồng tủy, tạo dạng để chuẩn bị trám răng, bít lỗ.

Trong trường hợp cần nhiều hơn 1 lần hẹn, nha sĩ sẽ đặt miếng trám tạm lên thân răng để tạm thời bảo vệ răng cho đến khi quá trình điều trị kết thúc.

Lúc này, nha sĩ sẽ thảo bỏ miếng trám tạm, tiến hành trám bít lỗ sâu răng. Có thể là Compostie hoặc là các vật liệu trám bít thông thường tùy vào nhu cầu sử dụng của bạn. 

Cuối cùng, nha sĩ sẽ tạo một mão răng để đặt lên thân răng để phục hồi hình dạng ban đầu của răng, cải thiện chức năng ăn nhai nếu là răng cối và cải thiện thẩm mỹ nếu là răng cửa.

Tại nha khoa Đăng Lưu, quy trình lấy tủy răng được tiến hành đạt chuẩn và khử trùng qua từng khâu với thiết bị khoa học hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ nhiều năm kinh nghiệm sẽ đem đến cho sự thoải mái và hài lòng.

Trên đây là những thông tin nhằm giải đáp thắc mắc khi nào phải lấy tủy răng, hy vọng sẽ giúp các bạn có thêm nhiều kiến thức để bảo vệ sức khỏe răng miệng của mình.

TG: VT
 
Top