Niềng răng có an toàn không? Thời điểm nào hợp lý nhất? Đây là câu hỏi của các bậc phụ huynh mong muốn hàm răng của con mình đều đặn và chắc khỏe về sau. Vậy phương pháp niềng răng có hết hô không an toàn và không đau? Chúng ta cùng tìm hiểu những thông tin dưới đây!

Phương pháp niềng răng hiệu quả

Không có một phương pháp nào là hiệu nhất có thể áp dụng trong mọi tình huống lâm sàng. Tùy vào xu hướng tăng trưởng và mức độ lệch lạc của xương hàm trong từng trường hợp cụ thể mới chọn được phương pháp phù hợp.

Về cơ bản có 2 loại khí cụ niềng răng. Sau khi thăm khám, bác sĩ sẽ phân tích, đánh giá từng tình trạng cụ thể mới quyết định lựa chọn loại khí cụ nào.


Loại khí cụ thứ nhất là khí cụ tháo lắp và khí cụ chức năng: có thể tháo lắp hàng ngày, phù hợp với các đối tượng trẻ em từ 6 -12 tuổi có hàm răng hỗn hợp, giúp phòng ngừa và điều trị những thói quen xấu ảnh hưởng đến răng và xương hàm - phòng tránh các hiện tượng răng vẩu, móm, khấp khểnh. Tuy nhiên, khí cụ này khá cồng kềnh, quá trình điều trị cũng dài hơn so với niềng răng và chỉ có thể áp dụng với một số trường hợp đơn giản.

Loại thứ hai là khí cụ cố định với mắc cài: được gắn chặt vào răng khi điều trị, chỉ tháo ra khi kết thúc điều trị, có thể bằng kim loại hoặc bằng vật liệu thẩm mỹ như sứ, composite. Khí cụ này có thể gắn ở phía ngoài (mắc cài mặt môi, má) hoặc phía trong (mắc cài mặt lưỡi), phù hợp với các đối tượng trên 12 tuổi, răng vĩnh viễn đã mọc đầy đủ. Loại khí cụ này thường được lựa chọn nhiều và mang lại hiệu quả cao nhất.

Niềng răng người lớn có gì khác với trẻ em về thẩm mỹ?

Ở trẻ em, niềng răng không được chú trọng nhiều về tính thẩm mỹ, thường chỉ là một cái mắc cài tháo lắp hoặc mắc cài cố định bằng kim loại. Tuy nhiên, với người lớn, tính thẩm mỹ lại được quan tâm nhiều hơn. Thấu hiểu mối quan tâm này, các chuyên gia nha khoa đã nghiên cứu và cho ra đời hàng loạt các loại khí cụ chỉnh nha làm bằng sứ, pha lê, mắc cài mặt trong hay khay niềng trong suốt. Mỗi loại dụng cụ sẽ có những ưu nhược điểm riêng, tùy thuộc vào nhu cầu cũng như điều kiện kinh tế của mỗi người.

– Mắc cài sứ, pha lê: Tương tự như mắc cài kim loại, chỉ khác về chất liệu là được làm bằng sứ hoặc pha lê, dây chun vẫn được sử dụng để tạo lực kéo các răng về đúng vị trí. Mặc dù có tính thẩm mỹ cao hơn kim loại nhưng độ dày của mắc cài sứ/pha lê lại lớn hơn nên có thể gây cảm giác cộm và khó chịu ban đầu cho người sử dụng.


– Mắc cài mặt trong hay còn gọi là mắc cài mặt lưỡi: Đây là loại mắc cài thay vì được lắp ra bên ngoài thì sẽ được gắn ở mặt trong của răng, như vậy người ngoài sẽ không thể phát hiện ra là bạn đang niềng răng. Phương pháp này đòi hỏi kỹ thuật phức tạp hơn so với găn mặt ngoài và để đạt được hiệu quả tương đương thì cần nhiều thời gian hơn.

– Niềng răng khay trong Invisalign & eCligner: Khay niềng được thiết kế riêng cho từng người và để hoàn tất quy trình thì người bệnh sẽ phải thay từ 20 – 40 khay với kích cỡ khác nhau tùy từng trường hợp. Phương pháp này mang lại hiệu quả thẩm mỹ cao nhất vì có chất liệu trong suốt, không ai có thể phát hiện ra là bạn đang đeo dụng cụ chỉnh nha.
 
Top