Có nhiều phương pháp để làm răng đẹp hơn nhưng nếu muốn sở hữu hàm răng đều đặn thì niềng răng là phương pháp duy nhất. Tuy mất nhiều thời gian nhưng hiệu quả do niềng răng mang lại gần như tồn tại vĩnh viễn. Vậy khi nào thì cần niềng răng? và niềng răng hô hàm trên là gì?
Niềng răng được sử dụng cho những trường hợp răng có xu hướng mọc lệch lạc, không đúng vị trí dẫn đến sai khớp cắn, ảnh hưởng đến thẩm mỹ của khuôn mặt. Những trường hợp cần phải niềng răng bao gồm:
+ Hô: Niềng răng hô là trường hợp phổ biến nhất trong các ca niềng răng, được áp dụng cho trường hợp răng bị chìa ra phía trước, một số trường hợp hô nặng bệnh nhân còn không thể khép môi được khi thả lỏng cơ môi. Ngoài ra, tình trạng môi căng, hàm dưới lùi khi bị hô cũng khiến cho khuôn hàm bị sai khớp cắn.
Răng hô
+ Móm: Ngược lại với hô, móm có dấu hiệu nhận biết rõ ràng nhất là xương hàm dưới đưa ra phía trước, khi ngậm miệng răng hàm dưới sẽ phủ ra ngoài răng hàm trên. Với trường hợp móm xuất phát do răng thì niềng răng hoàn toàn có thể điều trị hiệu quả, đưa răng trở lại vị trí đều đặn, tương quan với hàm trên. Tuy nhiên, niềng răng lại không có tác dụng nếu móm do xương hàm gây ra.
<> Vậy niềng
răng cho trẻ em khi nào là đạt hiệu quả cao nhất?
+ Răng khấp khểnh, chen chúc: Răng khấp khểnh là trường hợp răng mọc lệch ra khỏi vị trí ban đầu trên cung hàm, răng chìa ra, thụt vào, đôi khi các răng mọc chồng chen chúc lên nhau gây mất thẩm mỹ. Đối với răng khấp khểnh, chen chúc, niềng răng được coi là giải pháp hiệu quả nhất giúp đưa các răng về vị trí hài hòa nhất trên cung hàm.
+ Sai lệch khớp cắn: Tình trạng sai lệch khớp cắn này khá phổ biến, ảnh hưởng không chỉ đến ăn nhai mà còn liên quan đến sức khỏe răng miệng. Có loại hình sai lệch khớp cắn là khớp cắn ngược (răng trên ở phía trong răng dưới), khớp cắn sâu (răng hàm trên che khuất răng hàm dưới) và cắn hở (răng trên và răng dưới không chạm nhau). Niềng răng sẽ giúp khắc phục các sai lệch khớp cắn hiệu quả, điều chỉnh các răng hàm trên và hàm dưới đều khít, có tỉ lệ tương quan giữa hai hàm hài hòa nhất.
+ Răng thưa: Răng thưa xảy ra khi có hiện tượng di răng do mất răng hay răng quá nhỏ so với cung hàm. Để khắc phục răng thưa, người ta có thể sử dụng phương pháp bọc răng sứ hay hàn trám răng. Tuy nhiên hai phương pháp này chỉ khắc phục được khi răng thưa chủ yếu xảy ra ở răng cửa. Còn nếu răng thưa diễn ra ở toàn hàm với mức độ lớn thì chỉ có niềng răng mới khắc phục được hiệu quả.
Bài viết trích nguồn tại: http://rangsutot.com
Thông tin liên hệ: Trung tâm nha khoa Đăng Lưu
Địa chỉ:
Cơ sở 1: 34 Phan Đăng Lưu, P.6, Q.Bình Thạnh –(+84 8) 6297 7148
Cơ sở 2: 540 Trần Hưng Đạo, P.2, Q.5 –(+84 8) 6682 0346
Hotline: (+84 8) 66820346
TG: NH